Kinh Nghiệm Bản Thân

KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN

    1. Thứ nhất, CV của bạn phải rõ ràng và đầy đủ, có thể tìm hiểu trên mạng cách viết một CV như thế nào là chuẩn nhất, cái gì cần đem vào, cái gì ko cần. Mẫu CV bạn cũng nên chọn một mẫu có bố cục dễ nhìn, hài hòa, rõ ràng.
    2. Thứ hai, những trang web tìm kiếm việc làm mình thấy uy tín đó là careerbuilder, có thể còn nhiều trang web khác nữa, nhưng hiện tại mình chỉ thấy trang web đó là ổn nhất.
    3. Thứ ba, chuẩn bị đầy đủ về mặt lý thuyết mà vị trí bạn sẽ ứng tuyển, tìm hiểu về khái niệm, tính chất, v.v.
    4. Thứ tư, nên chọn những công ty nhỏ, mới thành lập, một phần là nó sẽ cho mình nhiều cơ hội để làm việc bên nó hơn, và bản thân mình sẽ có nhiều cơ hội để sáng tạo, trải nghiệm, v.v.
    5. Thứ năm, lúc phỏng vấn, nên tỏ ra tự tin nhưng đừng quá đáng, nói rõ ràng, mạch lạc, từ tốn, những gì viết trong CV thì phải nhớ rõ và nói đúng y như vậy. Nhưng nên nói dối khi cần, đừng quá thật thà, đừng quên cảm ơn và luôn giữ thái độ tôn trọng với người đối diện, khuôn mặt luôn giữ thái độ hài hòa, tao nhã.
    6. Thứ sáu, ko nên chỉ biết nghe và trả lời câu hỏi phỏng vấn, ko nên lệ thuộc quá nhiều vào nó. Đôi khi cần hỏi ngược lại, hoặc tiếp nối câu chuyện, hoặc lái câu chuyện theo hướng của mình mong muốn.
    7. Thứ bảy, trong quá trình trao đổi phỏng vấn sẽ gặp những câu hỏi về việc thiếu sót trong kĩ năng công việc. Chẳng hạn như câu hỏi về kinh nghiệm trong công việc mình ứng tuyển, kĩ năng nào phù hợp với công việc ứng tuyển. Có thể liệt kê một vài kinh nghiệm cũng như kĩ năng, và nên khiêm tốn thật thà về những thiếu sót của mình, mong muốn làm việc để có cơ hội học hỏi, có nhiều kinh nghiệm và hoàn thiện mọi kĩ năng.
    8. Thứ tám, có thể xem buổi phỏng vấn như một bài học để rút kinh nghiệm, hoặc để hiểu biết thêm nhiều cái mới, như vậy sẽ càng có lợi về sau và giúp bản thân nâng tầm hiểu biết lên rất nhiều.

Một vài câu hỏi khi đi phỏng vấn.

– Nên làm việc bao lâu ở một công ty?

– Ưu điểm nào của em trong công việc này?

– Em nghĩ chọn công ty nào sẽ tốt hơn?

– Kinh nghiệm của em trong công việc?

Đọc thêm: Kĩ Năng Phỏng Vấn

Đọc thêm: Việc Làm Bán Thời Gian

KINH NGHIỆM KHI ĐI LÀM

Đọc thêm: Kĩ Năng Cơ Bản Khi Đi Làm

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

    1. Cơ cấu tổ chức nên rõ ràng, người nào chỉ nên đảm nhận vai trò thuộc về người đó, tránh phát sinh trường hợp tôi làm nhiều hơn họ sao lương vẫn bằng hoặc thấp hơn.
    2. Học một khóa về quản lý, hoặc tự học/ tự tìm hiểu về nó. Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về những kiến thức, kĩ năng giúp cho công việc của team đang được quản lý chuyển biến tốt hơn.
    3. Nên có những template riêng của mình, tích góp từ những tài liệu/biểu mẫu đã xem qua, để có được những teamplate chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu hơn.
    4. Luôn muốn support nhân viên, nếu có vài thành viên chạy tiến độ hơi chậm, có thể tìm người train (review) lại, nhằm mục đích tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, v.v. (Lúc interview nên xem xét ứng viên qua các dạng câu hỏi đời thường, việc support sẽ thay đổi tùy theo từng nhân viên. (Có phải là người đáng để mình giữ hay không.))

Đọc thêm: Kĩ Năng Quản Lý

Xem thêm:

KINH NGHIỆM TRONG HỌC TẬP VÀ CÔNG VIỆC

Học thuộc lòng

    1. Học thuộc lòng là một kĩ năng có lợi trong việc tăng vốn từ mới, rèn luyện trí nhớ, giúp bản thân để ý đến những chi tiết nhỏ nhất.

Tự tìm hiểu (Tự học)

Tớ là một người thích tự tìm hiểu, tự học, tự mày mò nghiên cứu. Trong quá trình tự học tớ cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm.

    1. Nên có thói quen tự tìm hiểu, tự học trước khi bắt đầu học hoặc làm bất kì việc gì đó, khởi đầu luôn rất khó khăn nhưng nếu kiên nhẫn làm đến cùng sẽ mang lại nhiều thành quả đáng ghi nhận.
    2. Chỉ nên tự học khi bắt đầu học một môn/ngành/lĩnh vực nào đó (Khi bản thân đã có kiến thức hoặc kĩ năng sẵn), trong quá trình tự học sẽ có lúc đi chệch hướng nhưng vẫn đủ thời gian để sửa sai. Tránh tự học đối với những môn/ngành/lĩnh vực khó và mới đối với bản thân (Chưa một lần biết tới), lúc đó hãy nhờ người chuyên môn hướng dẫn, khi đã thông suốt và hiểu được rồi lúc đó mới song song vừa học vừa tìm hiểu.
    3. Nên đọc code/document từ các nguồn chính, như docs từ Microsoft/Oracle/v.v, hoặc như code từ Github của nguồn đó. Cách trình bày luôn rõ ràng và có độ chính xác cao, trong quá trình tìm hiểu, nếu có các trường hợp khác biệt (ít xảy ra) xuất hiện thì các câu hỏi và câu trả lời đều xoay quanh trường hợp đó.

Thuyết trình

Thuyết trình có thể khiến cho tư duy của con ng trở nên rõ ràng. Thuyết trình ko chỉ là giỏi ăn nói, mà còn là giỏi biểu đạt tư duy.
  1. Cách tạo một slide thuyết trình
    • Trình bày bố cục nội dung rõ ràng, viết các ý chính một cách ngắn gọn.
  2. Cách truyền đạt
    • Từ những ý chính trong slide bắt đầu đi từ đơn giản đến phức tạp, thâu tóm hết nội dung muốn nói. Đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho từng ý chính đó.

Đọc thêm: Kĩ năng diễn thuyết

Làm việc nhóm

    1. Vai trò trưởng nhóm (PM/Leader)
      • Đưa ra quy trình làm việc
      • Chuẩn bị công cụ làm việc và phần mềm làm việc liên quan
      • Lắng nghe các thành viên, chọn lọc, sau đó đưa đến kết quả tốt nhất
      • Trình bày tài liệu, báo cáo rõ ràng, sạch sẽ
    2. Vai trò thành viên
      • Lắng nghe các thành viên và đưa ra những giải pháp tốt để công việc tiến triển tốt hơn
      • Làm đúng phần việc của mình

Kinh nghiệm chung

    1. Trước khi đưa câu hỏi, nên note lại, tổng hợp câu nào nên hỏi câu nào thôi. Tránh ảnh hưởng đến thời gian buổi họp, tránh ngắt đứt đoạn diễn giải của người nói.
    2. Hoàn toàn tìm một công ty/tập đoàn với những nhân viên chuyên nghiệp thực sự. Tại sao ko phải do sự lựa chọn của mình mà phải từ từ thích nghi với môi trường của họ. Vậy có hai câu hỏi đặt ra như sau:

      Sự thích nghi ở môi trường đó thế nào?

      a. Môi trường tốt: Khách hàng ngoại với trình độ tiếng anh cao > Giúp rèn luyện ngoại ngữ tốt ở 4 kĩ năng.

      b. Môi trường đang phát triển: Khách hàng ngoại với trình độ ngoại ngữ không cao. Muốn nghe hiểu phải nghe nhiều > Trình độ ngoại ngữ sẽ bị thuyên giảm.

Đọc thêm: Kĩ năng mềm

Đọc thêm: Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

Đọc thêm: Kĩ năng tư duy biện chứng

Đọc thêm: Kĩ năng phân tích vấn đề

Đọc thêm: Kĩ năng đàm phán

Đọc thêm: Kĩ năng hợp tác

Đọc thêm: Kĩ năng lãnh đạo

KINH NGHIỆM CUỘC SỐNG

Giao tiếp

Đọc thêm: Kĩ năng giao tiếp

KINH NGHIỆM KHÁC

Ngoại ngữ

    1. Hoàn thiện tất cả bốn kĩ năng theo thứ tự: Nghe, đọc, nói, viết. Nhưng trước khi học được ngoại ngữ tốt cần phải chú ý cách phát âm, chính tả, ngữ pháp, từ vựng.
    2. Nếu phải học thêm nên học về ngoại ngữ giao tiếp (nói), vì ở môi trường giao tiếp sẽ có nhiều chủ đề hay, có ý nghĩa để cùng nhau rèn luyện kĩ năng nói. Những kĩ năng còn lại hoàn toàn tự học đc.

Dịch thuật

    1. Nên dịch truyện tranh trước, sau đó chuyển qua biên tập tiểu thuyết, ngoài việc biên dịch nên đọc nhiều thể loại sách, thể loại tiểu thuyết, sau đó khi đã nhuần nhuyễn các kĩ năng mới qua dịch tiểu thuyết.

Đọc thêm: Kĩ năng dịch thuật

Viết lách

Viết lách có thể khiến con ng trở nên trí tuệ. Viết lách k chỉ là bày tỏ, mà còn là sự truyền đạt tư duy.
    1. Để viết lách tốt, nên nhuần nhuyễn những kĩ năng đã nói ở dịch thuật. Nên có sự hiểu biết rộng ở tất cả các lĩnh vực, chuyên môn, phải có suy nghĩ độc lập, nên hướng những suy nghĩ của mình cho người khác biết, để có những suy nghĩ khách quan hơn. Nếu hướng sang viết tiểu thuyết nên chọn cho mình một lĩnh vực nhất định và theo đuổi nó để tạo nét riêng cho mình.
    2. Nên đọc thật nhiều tiểu thuyết trên tất cả các thể loại, đọc thật nhiều sách trên nhiều lĩnh vực như triết, tâm lý, kinh tế, chính trị, v.v. Đương nhiên trong quá trình đọc mình sẽ ko thích đọc một vài thể loại nào đó đâm ra mau chán, khuyên nên tìm đến những tiểu thuyết nổi tiếng hoặc sách nổi tiếng trên từng thể loại, lĩnh vực đó.
    3. Nên đọc bản gốc nếu có khả năng dịch thuật, khi đọc nên cảm thụ trên từng câu chữ.
    4. Bố cục rõ ràng, nội dung cho bố cục cụ thể.

Đọc thêm: Kĩ năng viết lách

Vẽ truyện tranh

    1. Có kiến thức và kĩ năng về tranh minh họa.

Làm hoạt hình


Kĩ năng = Phương pháp đúng + Luyện tập có chủ ý + Nỗ lực ko ngừng nghỉ

Sự tác động qua lại giữa người vs người, người vs vật ảnh hưởng từ: Hành động (Hành vi) >< Lời nói >< Thái độ >< Suy nghĩ (Ý nghĩ) 
Hành vi con người: Kí ức > Nhận thức > Cảm xúc > Ý nghĩ > Lý luận

Con người nên được tôi luyện từ: Suy nghĩ > Lời nói > Thái độ > Cử chỉ > Hành động

Trong học tập, công việc cũng như cuộc sống, luôn luôn áp dụng phương pháp sau: 
1. Lắng nghe > Ghi nhận (Có chọn lọc) > Bồi dưỡng 
2. Học hỏi (Hiểu biết rộng) > Vững vàng > So sánh